Hiện nay, Giấy Couche là một trong những loại giấy được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực in ấn, quảng cáo. Bởi những đặc tính vượt trội mà bạn dễ dàng bắt gặp những sản phẩm được làm từ giấy Couche như: Card Visit, tờ rơi,… Trong bài viết này, In Đồng Lợi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về một trong những loại giấy ưu việt.
Giấy Couche là gì?
Giấy Couche thường được gọi là giấy C, giấy Couches.
Trong tiếng Anh, còn được biết đến với cái tên là Coated Art Paper [1].
Giấy Couche là loại giấy được tráng phủ bởi một lớp Polyme [2] hoặc hỗn hợp các vật liệu khác nhau như: Kaolinite [3], Canxi Cacbonat [4], Bentonite [5], bột Talc [6] để mang lại một bề mặt bóng và láng mịn.
Giấy Couches có khả năng hấp thụ và độ bám mực in vô cùng tốt. Ngoài ra, loại giấy này có khả năng tái tạo màu chính xác và chi tiết cũng rất tốt.
Chính vì những đặc tính trên mà khi in hình ảnh hoặc văn bản lên sẽ có độ tương phản [7] cao và sẽ sắc nét hơn.
Trên thực tế, các đơn vị cung cấp dịch vụ in ấn ứng dụng để in Card Visit, in lịch Tết, in Catalogue,… rất nhiều.
Các loại giấy in Couche hiện nay
Giấy Couche Gloss
Giấy Couche Gloss (hay còn gọi là giấy C bóng) có bề mặt rất láng mịn và độ bóng cao, bắt sáng tốt. Loại này rất phù hợp khi in Offset, tạo ra những bản in có màu sắc thực sự bắt mắt. Để tạo ra những hiệu ứng họa tiết chìm độc đáo thì người ta thường in bằng mực Pigment UV.
Do được tráng phủ bằng 1 lớp vật liệu nên giấy Couche Gloss thường không phù hợp để làm các sản phẩm cần ghi chú hoặc viết thêm thông tin do rất khó viết bằng bút bi.
Việc sử dụng giấy Couche Gloss hoàn toàn có thể tạo ra sự sang trọng và chuyên nghiệp cho sản phẩm in ấn của doanh nghiệp bạn. Đồng thời tăng tính thẩm mỹ và giá trị thương hiệu, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc hơn đối với khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả tiếp thị và quảng bá sản phẩm.
Điều này có thể làm tăng khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng đối với sản phẩm của bạn, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh gay gắt ngày nay.
Giấy Couche Gloss là một loại vật liệu in ấn rất đặc biệt và đa dạng với nhiều ứng dụng khác nhau, từ in ấn phẩm tiếp thị, quảng cáo đến in ấn bao bì sản phẩm. Sự linh hoạt và độ bền của giấy Couche Gloss cũng làm cho nó trở thành lựa chọn hàng đầu trong ngành in ấn.
Giấy Couche Matt
Chắc chắn mọi người cũng sẽ bắt gặp giấy C Matt và đương nhiên cũng sẽ thắc mắc giấy Couche Matt là gì? Thì…
Giấy Couche Matt có một đặc điểm trái ngược với giấy C bóng, đó là bề mặt giấy mờ, mịn, lì và không quá bóng. Giấy C Matt phù hợp cho in các ấn phẩm văn phòng chứa nhiều thông tin, nhiều chữ như in sách, tạp chí để dễ dàng đọc và không gây ra cảm giác chói, mỏi mắt.
Giấy Couche Matt có chút nhược điểm nhỏ là mực in trên bề mặt khô lâu hơn các loại giấy thông thường, nhưng đó không phải là vấn đề quá lớn bởi công nghệ in ấn hiện đại như ngày nay, nó vẫn được ưa chuộng bởi chất lượng in ấn cao cấp mà nó mang lại. Ngoài ra, giá thành của giấy C Matt cũng nhỉnh hơn so với các loại giấy khác và khổ giấy cũng có giới hạn nên cần phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng giấy Couche Matt vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho các ấn phẩm cao cấp với chất lượng in ấn vượt trội và độ bền vững cao. Với chất lượng và đẳng cấp mà loại giấy này mang lại thì nó hoàn xứng đáng với giá thành.
Giấy Couche Pindo
Giấy Couche Pindo có đặc tính tương tự như giấy C thường, nhưng sẽ có độ cứng và độ bóng cao hơn, độ trắng và khả năng lên màu khi in tốt. Mặc dù như vậy thì hiện nay nó vẫn chưa được phổ biến như giấy Couche Gloss và C Matt.
In kẹp file tài liệu bằng giấy C300 Pindo hiện nay là 1 option tại In Đồng Lợi.
Giấy Couche Pindo có nhược điểm là nó chứa nhiều bột đá, không thân thiện với mắt người dùng. Tuy nhiên, nó mang lại trải nghiệm in ấn chất lượng cao hơn và có thể là sự lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng đòi hỏi chất lượng in ấn tốt hơn.
Giấy Couche 300gsm là gì? Định lượng giấy C phổ biến
Chúng ta thường nghe nói giấy C250, giấy C300,… Vậy giấy Couche 300gsm là gì?
C là cách gọi của giấy Couche, 250 hay 300 là định lượng của giấy, gsm là đơn vị đo của định lượng giấy.
Định lượng giấy là khải niệm để chỉ trọng lượng của giấy trong 1m2.
Vậy “giấy Couche 300gsm” là loại giấy Couche có trọng lượng 300 gram trong 1m2
Áp dụng tương tự, với giấy Couche thì các định lượng phổ biến là 80gsm, 100gsm, 120mgs, 150gsm, 200gsm, 250gsm, 300mgs. Người ta thường ký hiệu định lượng giấy Couche là C80, C120, C250,….C300.
Ưu điểm và nhược điểm của giấy Couche
Ưu điểm
- Có bề mặt láng mịn, phẳng, mượt.
- Khả năng thấm mực cực tốt, hấp thụ mực đồng đều.
- Chất lượng bản in sắc nét, hình ảnh in có màu sắc tươi sáng và sắc sảo.
- Có độ sáng tốt, chắn sáng tốt.
- Có thể in được bằng nhiều loại mực.
Nhược điểm
- Giá thành cao hơn với các loại giấy thông thường khác, có thể tăng chi phí in ấn.
- Khả năng tái chế kém
- Giấy Couche gặp nước có thể nhòe hoặc biến dạng khi gặp nước
- In mực nước cần thời gian lâu hơn để khô mực
Kết luận
Như vậy In Đồng Lợi đã giới thiệu tới các bạn Giấy Couche là gì và những đặc điểm của từng loại. Hy vọng với nội dung này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn chất liệu giấy khi in ấn.
Nếu bạn đang có nhu cầu in ấn và thiết kế nhanh những mẫu sản phẩm từ giấy Couche với giá rẻ và chất lượng tốt hãy liên hệ ngay với chúng tôi. In Đồng Lợi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn từ lựa chọn chất liệu giấy in cho tới tùy chỉnh lại file in.
Câu hỏi thường gặp
Giấy couche là gì?
Giấy couche là loại giấy mịn, bóng, thường được sử dụng để in ấn các sản phẩm cao cấp như brochure, tờ rơi, hay bìa sách.
Ứng dụng chính của giấy couche là gì?
Ứng dụng chính của giấy couche là trong ngành in ấn và quảng cáo để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và đẹp mắt.
Làm thế nào để nhận biết giấy couche?
Giấy couche có thể được nhận biết dựa trên đặc tính bề mặt của nó. Giấy couche có bề mặt trơn, láng mịn và bóng, thường được sử dụng cho in ấn cao cấp. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết giấy couche thông qua việc kiểm tra thông số kỹ thuật in ấn trên bề mặt giấy.
Có các loại giấy couche nào?
Hiện nay, có 3 loại giấy couche chính là giấy couche Gloss (giấy C bóng) và giấy couche mờ (giấy C Matt) và giấy Couche Pindo